Hiện nay, có 2 hệ điều hành được yêu thích và sử dụng nhiều nhất là Windows 7 và Windows 10. Và cũng là 2 hệ điều hành có nhiều phiên bản nhất.
Bài viết này mình sẽ giới thiệu cho các bạn về các phiên bản của hệ điều hành Windows 7 . Một hệ điều hành phổ biến của Microsoft Windows.
Có tất cả 6 phiên bản trong hệ điều hành Windows 7:
- Windows 7 Starter
- Windows 7 Home Basic
- Windows 7 Home Premium
- Windows 7 Prefessional
- Windows 7 Ultimate
- Windows 7 Enterprise
Sau đây, chúng ta sẽ vào từng phiên bản để biết ý nghĩa thực sự của chúng nhé.
Xem thêm: Cài đặt win 7 bằng USB
Windows 7 Starter
Đây là phiên bản tối giản và nhẹ nhất trong các hệ điều hành và tính bảo mất cực kém. Vì phiên bản này dành cho cá nhân nên RAM chỉ mức 16GB, 1 CPU.
Microsoft chỉ bán ra cho các nhà sản xuất để cài cho netbook.
Starter này chỉ có phiên bản cho 32 bit và không có giao diện Windows Aero. Hình nền desktop không thể thay đổi hay tùy chỉnh.
Windows 7 Home Basic
Phiên bản này có ở 141 quốc gia. Home Basic cùng với một số phiên bản khác yêu cầu người dùng kích hoạt bằng mã sản phẩm theo vùng hoặc quốc gia.
Nó có vài giới hạn không hỗ trợ giao diện Windows Aero, Glass bóng bẩy, không được tích hợp Windows Media Center và không có khả năng xem đĩa DVD.
Không có chức năng xem trước cửa sổ phần mềm khi đưa chuột qua biểu tượng trên thanh Taskbar, cũng như chia sẻ kết nối Internet.
Windows 7 Home Premium
Phiên bản này nhắm vào thị trường tiêu dùng. Với những tính năng Windows Media Center, Windows Aero, hỗ trợ cảm ứng đa nhiệm.Home Premium dùng cho cả 32bit và 64bit.
Windows 7 Home Premium còn bao gồm thêm tiện ích sao lưu. Giúp bạn tạo bản sao lưu của toàn bộ hệ thống. Nó cũng bao gồm chức năng “Previous Version” đã xuất hiện trong phiên bản Vista Business trước kia. Đây là chức năng rất hữu ích để khôi phục lại những file đã bị xóa hay bị thay đổi đột ngột.
Windows 7 Professional
Phiên bản này hướng đến các doanh nghiệp nhỏ, trường học hay người lập trình. Nó chứa toàn bộ tính năng của Windows 7 Home Premium, cộng thêm khả năng truy cập của Windows Server domain.
Bên cạnh đó, Professional hỗ trợ sao lưu vào một địa điểm mạng, hệ thống mã hóa tệp (EFS) máy chủ Remote Desktop, Chế độ thuyết trình. Nó dùng cho cả 2 bản 32bit và 64 bit.
Windows 7 Professional bản 64 bit hỗ trợ tối đa RAM 192 GB, hỗ trợ XP Mode. Và có thể làm việc cùng lúc trên 2 vi xử lý, hỗ trợ backup dữ liệu lên ổ đĩa trên mạng. Nhưng còn thiếu AppLocker, BitLocker, hạn chế trong Aero glass remote và cũng không hỗ trợ giao diện đa ngôn ngữ.
Windows 7 Enterprise
Phiên bản này hướng đến doanh nghiệp lớn được bán cho các công ty có hợp đồng với Microsoft.
Bổ sung thêm tính năng bảo mật Multilingual User Interface, BitLocker Drive Encryption. Phiên bản này không bán lẻ cho người dùng thường, được phân phối thông qua Microsoft Software Assurance (SA) .
Được kích hoạt bằng VLK.
Windows 7 Ultimate
Windows 7 Ultimate có những tính năng giống Windows 7 Enterprise. Đây là phiên bản đầy đủ nhất của hệ điều hành Windows 7. Nhưng khác một chỗ là bản Ultimate dành cho người dùng cá nhân.
Người dùng Windows 7 Home Premium và Windows 7 Professional có thể nâng cấp lên bản Ultimate bằng cách dùng Windows Anytime Upgrade và đóng một khoản phí.
Hỗ trợ chính của tất cả phiên bản kết thúc vào tháng 1 năm 2015 (cập nhật tính năng mới và sửa lỗi). Nhưng hỗ trợ mở rộng (cập nhật bảo mật) sẽ tiếp tục cho đến tháng 1 năm 2020.
Ở phiên bản Ultimate này MS tích hợp thêm các tính năng cao cấp mà người dùng bình thường sẽ không bao giờ dùng tới. Chủ yếu là dành cho các chuyên gia IT nghiên cứu và phát triển là chính.
Với bài viết trên, hi vọng các bạn sẽ tìm thấy được các thông tin bổ ích về các phiên bản của Windows 7 và sự khác nhau giữa các ấn bản của nó.
Các bạn có thể tham khảo các bài viết trong Caidatphanmem.
Chúc các bạn thành công!